Dầu khí – Ngành học lương khủng khát nhân lực trình độ cao

 

Dầu khí được mệnh danh là “vàng đen” của  nền kinh tế quốc dân,  mà ngành dầu khí Việt Nam là lĩnh vực rất được ưu ái và là đầu tàu của nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt, sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, ngành dầu khí đã góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như hội nhập nền  kinh tế toàn cầu.

Tất cả các hoạt động của ngành dầu khí Việt Nam hiện nay đều nằm trong sự điều hành và quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, do nhà nước làm chủ sở hữu. Trong 8 tập đoàn kinh tế nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay như Xăng dầu(Petrolimex), Điện lực (EVN), Bưu chính viễn thông(VNPT), Than và khoáng sản(Vinacomin)…, thì tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN là người anh cả và đã chễm chệ giữ vị trí số 1 trong Top 500 doanh nghiệp kinh tế lớn nhất Việt Nam, theo công bố chính thức Bảng xếp hạng VNR500 2014 của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet.

Theo thống kê của Petrotimes Việt Nam, Ngành dầu khí có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt gần 20%/năm, chiếm bình quân 18%-20% GDP cả nước, đóng góp trung bình 28%-30% tổng thu ngân sách Ngành từng đạt kỷ lục khi chiếm 23% GDP Việt Nam, chiếm 30% tổng thu ngân  sách nhà nước vào năm 2010. Trong nền kinh tế Việt Nam, ngành dầu khí quả là một người hùng khổng lồ với những con số khủng khiếp: lợi nhuận của ngành năm 2013 là 46,204 nghìn tỷ VNĐ, lợi nhuận của ngành trong 6 tháng đầu năm 2014 là 17,974 nghìn tỷ VNĐ.

Sứ mệnh quốc gia của dầu khí Việt Nam                       

Ngành dầu khí Việt Nam đã có vị thế dẫn đầu, đang phát triển ổn định và hiện có nhịp độ tăng trưởng tốt. Sứ mệnh quốc gia của ngành là “Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hùng cường.” Theo công bố của Bộ Công Thương Việt Nam về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Quý I năm 2015, Tập đoàn dầu khí Việt Nam tiếp tục giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh tốt, các chỉ tiêu về sản xuất đều vượt cao so với cùng kỳ năm 2014, trong đó, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 4,83 triệu tấn dầu quy đổi, bằng 13,8% kế hoạch năm. Theo hãng tin tài chính Bloomberg 2014, trữ lượng dầu thô của Việt Nam ước tính đạt 4,4 tỷ thùng, đứng thứ nhì ở khu vực Đông Á, chỉ thua Trung Quốc. Và trên thế giới, Việt Nam đứng hàng 29 trong Top 100 quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Các mỏ dầu lớn đã khai thác còn ít nhất 30-40 năm khai thác nữa, và hàng loạt mỏ vừa khai thác, hoặc mới thăm dò.

Theo bộ công thương Việt Nam, Chiến lược phát triển ngành Năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2050 là phát triển ngành dầu khí đồng bộ, bao gồm các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Định hướng phát triển ngành dầu khí giai đoạn 2016 – 2025 là:gia tăng trữ lượng đạt 35 – 45 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó 25 – 35 triệu tấn quy dầu/năm ở trong nước và 15 triệu tấn quy dầu/năm ở nước ngoài. Trong khi đó, ngành dầu khí Việt Nam hiện nay chỉ mới ở giai đoạn làm tốt được ở phân khúc đầu là: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, mà một phần  lớn là sự hỗ trợ về kỹ thuật và đội ngũ chuyên gia nước ngoài. Còn phân khúc sau như chế biến, tàng trữ, phân phối còn thiếu kỹ thuật và đội ngũ nhân sự trình độ cao. Hiện đang khai thác và xuất khẩu dầu thô là chủ yếu, sau đó lại nhập khẩu các sản phẩm được chưng cất, chiết xuất từ dầu thô như xăng, dầu… từ các nước phát triển. Việc đó hệt như Việt Nam đang có một kho vàng khổng lồ, khai thác và bán vàng thô với giá khá rẻ, sau đó  lại mua các món nữ trang được chế tác tinh xảo từ chính mỏ vàng thô rẻ của mình, với giá rất đắc. Hiện nước ta chỉ có nhà máy lọc dầu Dung Quốc, đáp ứng được 1/3 nhu cầu xăng dầu của cả nước. Các dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Long Sơn đều đang trong tiến trình xây dựng.Vậy nên, để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia theo đúng chiến lược phát triển ngành của chính phủ, ngành dầu khí Việt Nam cần một đội ngũ nhân sự trình độ cao, đặc biệt là kỹ sư dầu khí. Các chuyên gia hàng đầu của ngành dầu khí hiện nay đa số là người nước ngoài,  hoặc một số ít kỹ sư Việt Nam đã từng học tập, tu nghiệp tại nước ngoài, và họ được trả với mức lương cao ngất ngưỡng. Kỹ sư trong nước thì rất nhiều nhưng đáp ứng được nhu cầu của ngành thì chưa đủ. Để đạt được mục tiêu, định hướng mà chỉnh phủ đề ra, dầu khí Việt Nam rất cần những kỹ sư có trình độ cao.

Bạn biết gì về nghề kỹ sư dầu khí? 

Từ trước đến nay, dầu khí đã làm mọi người trầm trồ, bởi mức lương ngất ngưỡng. Nhân lực của ngành dầu khí cũng như bao nhiêu công ty ở lĩnh vực công nghiệp khác: gồm nhân sự, kế toán, kế hoạch, marketing-PR, tư vấn, thiết kế… Trong đó, đội ngũ kỹ sư dầu khí là máu nuôi sống các công ty dầu khí, vì họ giữ vai trò cốt lõi, từ thăm dò, thiết kế đường ống dẫn dầu, khai thác…họ tạo nên sản phẩm.

Ngành kỹ sư dầu khí của Việt Nam hiện nay đòi hỏi 2 yêu cầu then chốt: thứ nhất là khả năng tiếng Anh, đặc biệt là giao tiếp, đọc hiểu; thứ hai là khả năng tính toán cao cần có của một kỹ sư ngành top. Bên cạnh đó, để thăng tiến cao trong công việc, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm lẫn làm việc độc lập, quản lý thời gian, thuyết trình, đàm phán, lãnh đạo.

Các tài liệu kỹ thuật thiết kế đường ống dẫn dầu, khai thác, vận chuyển, các đề án, kế hoạch kinh doanh hay phát triển thị trường, đều phải bằng tiếng Anh. Trong công việc, bạn phải thuyết trình, làm việc với đối tác nước ngoài không ít. Đặc biệt,  những chuyên gia cao cấp của ngành này đa số là người nước ngoài, giao tiếp công việc bằng tiếng Anh. Nên hiện ngành kỹ sư dầu khí của Việt Nam đòi hỏi trình độ tiếng Anh tốt. Các công ty như Công ty tư vấn thiết kế dầu khí Việt Nam (PVE) đều buộc nhân viên phải có trình độ TOEIC nhất định để đáp ứng tốt yêu cầu công việc và tạo lợi thế cạnh tranh, phải trau dồi kiến thức Anh ngữ không ngừng, vì điều đó cũng chứng tỏ sự cầu tiến của nhân viên. Hơn nữa, một số không ít những tài liệu tính toán của ngành kỹ sư dầu khí rất khó, không phải ai cũng tính toán được, điều đó, ngoài 1 nền tảng kiến thức kỹ thuật tốt, tư duy toán học đỉnh cao, còn cần được đào tạo thật chuyên nghiệp, sâu sát thực tế nhiều. Thật sự, kỹ sư dầu khí là công việc dành cho những người giỏi.

Hiện tại, đa số các công ty dầu khí tuyển kỹ sư là các sinh viên bách khoa với điểm học các môn tính toán phải kha khá. Và sinh viên bách khoa ra trường làm kỹ sư sư dầu khí sau 5 năm, lương sẽ là 2,000 USD, hơn 40 triệu VNĐ/tháng. Những kỹ sư giỏi sau 4 năm làm việc, lương hơn 30 triệu/ tháng là chuyện bình thường. Nhưng điều kiện kèm theo là tiếng Anh bạn phải lưu loát, kỹ năng mềm, giao tiếp tốt. Đó là lương cho sinh viên học ở Việt Nam, đối với du học sinh từ nước ngoài, mức lương khủng hơn nhiều.Các chuyên gia thì lương được tính theo giờ, đến 1,000USD/ ngày. Các kỹ sư giỏi và dày dạn kinh nghiệm sẽ lên cấp chuyên gia, đứng ra training lại cho công ty khoảng 6 buổi, thì chương trình đó  chuyên gia đó ít nhất được 200 triệu VNĐ.

Theo công bố của báo giới cuối năm 2014, trên thị trường lao động Việt Nam, nhân viên Tập đoàn tư vấn thiết kế dầu khí Việt Nam PVE có mức lương cao thứ 6 trong Top 10 công việc lương cao nhất Việt Nam 2014 (13-18 triệu đồng), và vị trí thứ 10 là nhân viên dầu khí nói chung (16,2 triệu VNĐ). Bạn có thể yên tâm chọn ngành này vì ra trường, công việc thật sự cho bạn một niềm kiêu hãnh lớn lao, từ thu nhập đến địa vị xã hội.Trước đến nay, ngành dầu khí là một ngành cực kỳ danh giá và nổi tiếng đầu vào không dễ.Nhưng chắc chắn một điều, kỹ sư dầu khí đòi hỏi trình độ tính toán kỹ thuật cao, thật sự giỏi mới được tuyển chọn, bạn không phải sợ cái điều “có quen biết” mới vào được. Hệ thống nhân sự của ngành được quản lý chặt chẽ và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao cùng với tác phong chuyên nghiệp. Hơn nữa, thời buổi hội nhập kinh tế toàn cầu, các đối tác nước ngoài cũng đòi hỏi đội ngũ nhân lực của dầu khí Việt Nam có trình độ thật sự qua các tiêu chuẩn về tiếng Anh như TOEIC, tác phong làm việc, các dự án đã đảm trách, mức độ hoàn thành…vậy nên, bạn hãy tự tin vào năng lực của mình khi chọn ngành này.

Du học kỹ sư dầu khí đang là một chọn lựa tuyệt vời của rất nhiều bạn trẻ có tầm nhìn. Trong đó, Nga là một quốc gia đào tạo ngành này cực tốt. Dầu khí thực sự là một “ngành đại gia”, mà kỹ sư ở ngành được tưởng thưởng một khoảng lương cực khủng vì là những người bơm máu cho nền kinh tế quốc gia. Đây là một công việc mà lương sẽ tăng theo cấp số nhân, nhờ vào kinh nghiệm và năng lực.

Vì sao nên học ngành dầu khí tại Nga?

Nga  là quốc gia luôn duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường dầu khí toàn cầu: Bất chấp sự cạnh tranh đang gia tăng trên thị trường quốc tế và những vấn đề trong nền kinh tế thế giới, Nga vẫn bảo lưu được vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng. Về khối lượng khai thác dầu khí, Nga chiếm vị trí sỗ một vượt trước Saudi Arabia và Hoa Kỳ.

– Tính đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã được thành lập tròn 40 năm. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam luôn luôn gắn bó chặt chẽ và hiệu quả với Liên Xô trước đây và LB Nga ngày nay.

– Các công ty của Nga đã, đang và sẽ đầu tư, hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí.

– Đại học Bách khoa Tomsk (Tomsk Polytechnic University -TPU) là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo kỹ thuật lớn nhất ở LB Nga. Tọa lạc tại thành phố Tomsk ở vùng Xibiri của Nga. Tomsk là thành phố khoa học và giáo dục. Ở đó, trong số 5 người dân thì có một người là sinh viên.

    Chi tiết liên hệ:
    Công ty Tư vấn du học & Học bổng Minh Hoàng An


    Tp.HCM:
    Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Hữu Nguyên, 1446 - 1448 Đường 3/2, P.2, Q.11
    Điện thoại: (028) 6652 6200
    Hotline: 0905 605 601 | 0916 685 601


    Đà Nẵng:
    72 Dương Thị Xuân Quý, P. Mỹ An, Q. Ngũ Hành Sơn
    Hotline: 0905 605 601 | 0916 685 601


    Email: [email protected]
    Website: www.minhhoangan.edu.vn
    Website: www.duhocdailoan.net.vn

    Điền thông tin để nhận được cuộc gọi tư vấn sớm nhất từ Minh Hoàng An





    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    *
    *