Hệ thống giáo dục Cộng Hòa Séc

Cộng hòa Séc gia nhập Liên minh Châu Âu với một truyền thống giáo dục có chất lượng. Đất nước đã có nhiều đóng góp đáng kể vào nền tri thức khu vực. Các viện đại học của Cộng hòa Séc thu hút rất nhiều sinh viên nước ngoài, đồng thời với sự gia tăng đầu tư cùng với thành công của nền kinh tế đất nước đã tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn.
Sinh viên quốc tế tìm đến các trường Đại học, Cao đẳng và các học viện chuyên dụng của Cộng hòa Séc để học tập, nghiên cứu nhiều ngành học thú vị với chất lượng cao. Hệ thống giáo dục bắt buộc được giới thiệu lại vào năm 1774 tại Bohemia dưới thời Marie Therese. Tuy nhiên lịch sử giáo dục của Cộng hòa Séc đã có từ trước đó. Vào năm 1348, trường đại học cổ xưa nhất Trung Âu, ngày nay là Đại học Charles đã bắt đầu giảng dạy cho các học giả Séc.

Hệ thống giáo dục:

Hệ thống giáo dục Cộng hòa Séc được chia thành 6 cấp độ tương đương với hệ thống giáo dục Việt Nam. Học sinh bắt đầu đi học Tiểu Học từ 6 đến 11 tuổi, sau đó tiếp tục bậc học Phổ Thông Cơ Sở trong vòng 4 năm tới 15 tuổi. Đây là giai đoạn giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong vòng 9 năm. Học sinh học tiếp 4 năm Phổ Thông Trung Học hoặc có thể vào học tại các Trường Đào Tạo Nghề trong 3 năm. Sau khi kết thúc giai đoạn đào tạo phổ thông trung học hoặc học nghề, học sinh tiếp tục học lên Bậc Đại Học trong vòng 3 năm để lấy bằng cử nhân hoặc kỹ sư. Giai đoạn tiếp theo là Sau Đại Học bao gồm đào tạo thạc sỹ trong vòng từ 2 đến 3 năm và giai đoạn đào tạo tiến sỹ kéo dài 3 năm.

Hệ thống các trường học tại Séc được chia ra như sau:

1) Các cơ sở mẫu giáo

2) Các trường phổ thông cơ sở

3) Các trường trung học:

Các trường trung học phổ thông (gymnasium)

Các trường trung cấp chuyên nghiệp

Các trường trung cấp học nghề

4) Các trường cao đẳng chuyên nghiệp

5) Các trường đại học:

Đại học tổng hợp

Đại học chuyên ngành

6) Các trường cao học (các lớp học cao học, các trường học tiếng)

Ngoài ra còn có hệ học khác (các lớp học tiếng ngắn hạn hay đào tạo người lớn tuổi, thay đổi ngành nghề vv…)

Trường mẫu giáo:

Hệ thống này gồm các cơ sở chăm sóc trẻ em: nhà trẻ, mẫu giáo và cơ sở trông trẻ đặc biệt (cho các cháu kém phát triển). Việc có cho con mình vào các cơ sở này hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bố mẹ.

Trẻ trước 6 tuổi được đưa đến trường Mẫu giáo. Ở trường Mẫu giáo trẻ sẽ được học thơ nhạc, màu sắc, bắt buộc học ngoại ngữ và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Ở đây, trẻ sẽ được chơi đùa vui vẻ đồng thời cũng được trang bị một số kiến thức cơ bản. Nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mẫu giáo là cung cấp nền tảng kiến thức và phát triển khả năng tư duy của trẻ. Đây là cơ sở quan trọng để trẻ dễ dàng thích nghi được ở bậc tiểu học.

Trường phổ thông cơ sở:

Mọi công dân Séc hoặc học sinh nước ngoài theo học tại các trường phổ thông cơ sở hay phổ thông đặc biệt đều không phải trả học phí.

Có các loại trường PTCS: trường công, trường tư thục, trường thuộc Giáo hội và nhiều loại khác (Waldou, chương trình Jenský, trường hệ Montessori, trường sức khỏe …). Như vậy ngoài hệ thống các trường truyền thống, có nhiều hệ thống PTCS có chương trình đào tạo riêng. Ngôn ngữ dạy học ở các trường PTCS Séc phần lớn là tiếng Séc.

Giáo dục bắt buộc ở Cộng hòa Séc gồm 9 năm học. Sau khi kết thúc năm cuối cùng chương trình giáo dục bắt buộc mới được hoàn thành. Đưa con mình đi học chương trình giáo dục bắt buộc là trách nhiệm của bố mẹ hay người nuôi dạy được tòa án ghi nhận hoặc các cơ sở nuôi dạy trẻ (nhà trẻ, trại mồ côi …).

Tất cả trẻ con đến 6 tuổi phải bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc. Trẻ em đến ngày khai giảng chưa tròn 6 tuổi có thể được nhận vào học nếu có sức khỏe tốt và phát triển sớm. Nếu đến tuổi mà chưa đi học được thì phải đưa trẻ con đó đến khám bác sỹ, đến các trung tâm khám tâm thần để khám và xin chứng nhận chưa đi học được. Giám đốc trường PTCS cấp quyết định cho trẻ con tạm chưa thực hiện giáo dục bắt buộc (theo §3, điều (2), chữ a, Luật số 564/1990 Sb). Chỉ có trẻ em bị ốm đau hay chậm phát triển mới được hoãn việc thực hiện giáo dục bắt buộc.

Phụ huynh được quyền chọn bất cứ trường nào cho con mình, nhưng thường là tại địa phương mình ở. Trẻ em ở địa phương nào được ưu tiên vào trường địa phương đó (theo §3 và theo §14 Luật số 564/1990 Sb về hệ thống chính quyền và trường học).

Giáo dục bắt buộc được chia ra làm hai hệ: hệ cấp 1 học đến năm thứ năm (từ lớp 1 đến lớp 5) và hệ cấp 2 cho 4 năm còn lại (từ lớp 6 đến lớp 9).

Học sinh học trường PTCS bắt đầu học ngoại ngữ khi lên lớp 4. Ngoại ngữ là môn học bắt buộc và học sinh có thể chọn tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp hay tiếng Nga. Các trường PTCS chuyên về ngoại ngữ thường bắt đầu học ngoại ngữ sớm hơn và học thường hai ngoại ngữ trở lên. Các trường PTCS khác từ lớp 7 trở lên có thể học ngoại ngữ thứ hai.

Trường PTCS đặc biệt:

Thường dành cho các cháu câm điếc, mù, tàn tật, khó tiếp thu, khó phát âm, ốm đau hoặc lưu ban về hạnh kiểm, nếu các cháu này không thể học cùng các bạn khác ở trường PTCS bình thường. Có 3 loại trường dành cho số trẻ em này: Trường cá biệt, trường trợ giúp, trường đặc biệt.

Trường cá biệt:

Trường đặc biệt dành cho trẻ em khó tiếp thu kiến thức, không thể theo học PTCS bình thường được. Trường này cũng có 9 năm học, có khi 10 năm học.

Đặc điểm ở Cộng hòa Séc là trẻ em dân tộc Di-gan thường theo học trường PTCS hệ này. Chiều hướng là cố đưa trẻ em dân tộc Di-gan về học các trường PTCS bình thường, nhưng có giáo viên giúp thêm.

Dù học trường đặc biệt, nhưng nếu kết quả học tập tốt các học sinh vẫn có thể thi vào học trung học.

Trường trợ giúp:

Trường trợ giúp dành cho trẻ em còn kém tiếp thu hơn trường đặc biệt, nhưng còn có khả năng tiếp thu một số kiến thức nhất định. Thường đây là các cháu bị tâm thần hay có bệnh về não từ nhỏ. Nội dung học chủ yếu là tự chăm lo bản thân, vệ sinh cá nhân. Trường trợ giúp có 10 năm học phổ thông và chia ra 4 bậc. Hai bậc bắt đầu học 3 năm, hai bậc sau học 2 năm. Trước khi vào trường này các cháu thường được hoãn thực hiện giáo dục bắt buộc để chuẩn bị đến trường, thời gian này từ 1 đến 3 năm (§37, điều (2), Luật giáo dục). Trong thời gian này các cháu được giúp đỡ chuẩn bị đi học. Ba năm chuẩn bị này không được tính là thời gian giáo dục bắt buộc.

Các em học ở trường trợ giúp không có đầy đủ kiến thức như các trường PTCS, tuy nhiên các em vẫn được tiếp tục học tại các trường thực hành.

Tiếp tục học sau khi kết thúc một trong các loại trường đặc biệt

Sau khi kết thúc học các loại trường đặc biệt trên, học sinh có thể tiếp tục học các trường trung học đặc biệt hay trường học nghề. Nếu học sinh có đủ điều kiện, kiến thức thì vẫn có thể vào trường trung học thường như trẻ em khác. Số trẻ em quá kém thì học trường thực hành chỉ 3 năm.

Trường Trung học phổ thông – Học nghề:

Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc chín năm, học sinh sẽ học tiếp chương trình Trung học Phổ thông. Giai đoạn này, học sinh có thể lựa chọn học các trường Trung cấp học nghề, vừa học phổ thông vừa học nghề, chủ yếu là những ngành nghề thủ công.

Những học sinh theo học chương trình Trung cấp học nghề vẫn có thể tiếp tục học lên đại học nếu đạt kết quả tuyển sinh cùng với kết quả học tập tốt.

Trường dạy nghề không chỉ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà còn trang bị kiến thức cho học sinh để học lên đại học hoặc học nâng cao tay nghề.

Trường Đại học:

Mục đích của giáo dục Đại học là trang bị kiến thức cho sinh viên dựa trên cấp độ nghề nghiệp và thực hành so với những nước Tây Âu. Sau 1989, tài liệu về khối Liên minh Châu Âu được đưa vào hệ thống giáo dục Đại học. Văn bản này bao gồm chủ yếu những định hướng của Tiến trình Lisbon, tạo cho Châu Âu ( và Cộng hòa Séc) nền kinh tế tri thức mang tính cạnh tranh nhất.

Những trường đại học công ở Cộng hòa Séc miễn phí, do Nhà nước chi trả. Những khuynh hướng cải cách ở Châu Âu cho thấy hệ thống này không thiết thực cho sinh viên. Đối với các trường Đại học tư, sinh viên phải trả một phần học phí.

 

 

TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC MINH HOÀNG AN 

Trụ sở chính : 500 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, TP Hồ Chí Minh

 VP tại Hải Dương : 23 Nguyễn Bỉnh Khiêm — Đông Nam Cường

 Điện thoại: (08) 39756200 / (08) 39756201 / 0905.605.601

 Email: [email protected]; YM: duhoc_mha

 Website: Du học Minh Hoàng An ; Học bổng du học Đài Loan ;  Du học Nhật Bản Duhoc Hàn Quốc

 Facebook: https://www.facebook.com/DuhocMinhHoangAn

 

    Chi tiết liên hệ:
    Công ty Tư vấn du học & Học bổng Minh Hoàng An

    Tp.HCM:
    Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Hữu Nguyên, 1446 - 1448 Đường 3/2, P.2, Q.11
    Điện thoại: (028) 6652 6200
    Hotline: 0905 605 601 | 0916 685 601

    Đà Nẵng:
    72 Dương Thị Xuân Quý, P. Mỹ An, Q. Ngũ Hành Sơn
    Hotline: 0905 605 601 | 0916 685 601

    Email: [email protected]
    Website: www.minhhoangan.edu.vn
    Website: www.duhocdailoan.net.vn

    Điền thông tin để nhận được cuộc gọi tư vấn sớm nhất từ Minh Hoàng An





    Leave a Reply

    Your email address will not be published.

    *
    *