Hướng dẫn viết “Kế hoạch học tập”

Đài Loan có thể nói là một trong những quốc gia hàng đầu về số lượng học bổng trao cho sinh viên quốc tế. Hằng năm, chính phủ Đài Loan hỗ trợ sinh viên quốc tế hàng trăm suất học bổng cho các chương trình học từ Ngôn ngữ trung, Đại học, Thạc sỹ cho đến Tiến sỹ. Ngoài ra, hầu như tất cả các trường đại học Đài Loan đều có các gói học bổng đầu vào từ bán phần đến toàn phần dành cho sinh viên dành cho sinh viên các bậc từ đại học đến tiến sỹ.

Việc đạt học bổng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ điểm trung bình học tập (GPA), trình độ ngoại ngữ, thời gian nộp hồ sơ, cách trình bày hồ sơ, phỏng vấn (nếu có) và chỉ tiêu học bổng hằng năm. Một bộ hồ sơ với mục tiêu xin học bổng yêu cầu sinh viên cần có sự sắp xếp và trình bày logic, rõ ràng, chỉn chu, làm nổi bật được ưu điểm của bản thân và thuyết phục được người xét học bổng. Trong đó, Bản Kế Hoạch Học Tập (Study Plan/Personal Statement) đóng vai trò rất quan trọng. Tên gọi của loại giấy tờ này khác nhau tùy trường. Thay vì “Study Plan”, nhiều trường có thể yêu cầu ứng viên nộp “Autobiography” hoặc cũng có trường yêu cầu nộp cả “Study Plan” và “Autobiography”, vậy nên, bạn cần đọc kỹ yêu cầu trước khi chuẩn bị hồ sơ.

Dưới đây, Minh Hoàng An sẽ hướng dẫn các bạn viết “Kế Hoạch Học Tập” với mục tiêu chinh phục học bổng các trường Đài Loan nhé.

Bước 1: Xác định về bản thân

Bạn phải xác định rõ ý định của bản thân về 3 điều sau:

  • Tại sao bạn quyết định chọn học tại Đài Loan? Là do nền giáo dục của Đài Loan? chi phí phù hợp? do bạn thích và muốn học thêm tiếng Trung? do bạn có người quen, bạn bè đang sống và học tập tại Đài Loan?
  • Bạn muốn học ngành gì và mục tiêu thực tế là như thế nào? Vì bạn thích ngành đó? hay do bạn cần bổ sung thêm kiến thức về một mảng nào? do bạn cần thêm bằng cấp cao hơn cho mục tiêu thăng tiến trong công việc? do bạn muốn nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể nào?
  • Bạn mong muốn một ngôi trường như thế nào? Trường top cao? Trường khu vực trung tâm? Trường gần nhà người thân? Trường có chính sách học bổng cao? Hoặc không có yêu cầu về trường, miễn có ngành bạn muốn học là được?
Bước 2: Xem yêu cầu về “kế hoạch học tập” (KHHT)

Trước khi viết, bạn phải tìm hiểu xem yêu cầu về KHHT của trường bạn đang đăng ký là như thế nào? Có những trường hướng dẫn rất kỹ là họ mong muốn bạn trình bày điều gì, hay số lượng từ giới hạn là bao nhiêu. Một số trường thậm chí có form riêng hay chia KHHT thành nhiều đoạn khác nhau. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường không ghi rõ yêu cầu về kế hoạch học tập, như vậy, các bạn phải tự tìm hiểu thêm bố cục của một KHHT thông thường là như thế nào để tránh trường hợp kể lể dài dòng về cuộc đời, tính cách, sở thích,…của bạn.

Bước 3: Bắt tay vào viết bài
  • Độ dài: Ngoại trừ những trường có yêu cầu cụ thể, thông thường, một bản KHHT lý tưởng sẽ dài tầm 1.000 từ (2 trang A4). Kế hoạch học tập không nên quá dài hoặc quá ngắn. Nếu các bạn có nhiều điều cần trình bày về như thành tích học tập, động lực học tập, mục tiêu nghề nghiệp, các bạn có thể viết thêm trong khoảng 500 từ, hoặc thậm chí 1.000 từ nữa (04 trang A4), nhưng lúc này, bạn phải cân nhắc thật kỹ là cách diễn đạt của mình có dài dòng quá hay không? các ý trong bài có lặp lại hay không? Bạn có thể cố gắng xoay sở rút gọn bài viết hay không?
  • Nội dung: Cái tên “kế hoạch học tập” nói lên tất cả, nghĩa là trọng tâm bài viết phải là kế hoạch của bạn đối với việc du học.

Mỗi bạn sẽ có cách trình bày và cách diễn đạt ý tưởng khác nhau. Bạn có thể tham khảo các bài viết mẫu, nhưng không nên copy mà hãy cố gắng trình bày theo câu chữ của bạn, như vậy thành phẩm mới thực sự là của bạn và có thể tạo sự khác biệt với hàng ngàn bài viết khác.

Một số ý bạn phải trình bày trong KHHT như sau:

  • Sơ lược về bản thân (tên, tuổi, quê quán, công việc/học tập hiện tại, thành tích đạt được,…). Về phần này, nếu trường nào chỉ yêu cầu bạn nộp “Study Plan/Personal Statement” hoặc “Autobiography” thì bạn có thể uyển chuyển trình bày hết những ưu điểm của bản thân, nhưng nếu trường yêu cầu bạn nộp cả hai giấy tờ trên thì bạn phải thật cẩn thận để tránh hai bài viết trùng lặp ý, vì trong trường hợp này, Autobiography sẽ trình bày về cuộc sống và con người bạn, còn Study Plan/Personal Statement chỉ đơn thuần là về kế hoạch của bạn trước và sau khi du học mà thôi.
  • Tại sao bạn muốn du học? (muốn đạt bằng cấp có giá trị/mở mang tầm nhìn/lấy bằng cấp cao hơn/trau dồi ngoại ngữ,…)
  • Tại sao bạn chọn Đài Loan? (đất nước/con người/văn hóa/giáo dục/ngôn ngữ/người thân, bạn bè,…)
  • Bạn chọn trường nào? Tại sao? (trường công/trường top/thế mạnh đào tạo/bạn bè giới thiệu/có ngành yêu thích/giáo sư với hướng nghiên cứu phù hợp,…)
  • Bạn chọn ngành gì? Tại sao? Bạn mong muốn đạt được điều gì qua chương trình này? (nâng cao kiến thức về một mảng cụ thể/học thêm kiến thức để bổ trợ cho công việc hiện tại,…)
  • Kế hoạch trong thời gian học tại trường (Bạn có thể tìm hiểu về chương trình giảng dạy cụ thể trong từng năm học và nêu ra những môn học bạn thấy hứng thú; suy nghĩ xem với danh sách môn học như vậy thì bạn sẽ muốn học môn gì trước, môn gì sau; trong thời gian học có muốn tham gia hoạt động ngoại khóa hay câu lạc bộ gì không? đối với các bạn thạc sỹ & tiến sỹ thì có thể nêu thêm đề tài mình muốn nghiên cứu)
  • Kế hoạch của bạn sau khi hoàn thành chương trình học này là gì? (về nước xin việc/học tiếp lên bậc cao hơn/kinh doanh,…)
  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
  • Tại sao bạn muốn đạt học bổng? (giảm gánh nặng tài chính/chứng minh năng lực bản thân/làm đẹp CV,… có thể nêu thêm điểm nổi bật của hồ sơ và những đóng góp mà bạn có thể mang lại cho trường)

Các bạn có thể linh hoạt trình bay những ý trên theo trật tự mà các bạn cảm thấy hợp lý. Cố gắng trình bày phần kế hoạch của bạn tại trường thật chi tiết, đừng viết chung chung.

Bước 4: Chỉnh sửa bài viết

Sau khi viết xong, các bạn phải kiểm tra lại chính tả, lỗi ngữ pháp; nếu được thì nhờ thêm một người giỏi ngoại ngữ xem qua cho bạn vì có những lỗi câu cú, ý tưởng mà bạn không tự nhận ra đâu nhé. Tiếp đến là căn chỉnh phông chữ, cỡ chữ, lề hai bên, … để nhìn bài viết thật đẹp. Tuyệt đối không nên viết tắt trong bài viết.

Một phần trong bài viết của một bạn sinh viên đăng ký học chương trình Master in TESOL để các bạn tham khảo:

From my days in university, I have been intrigued by Linguistics. I had quite a challenge in my way to understand Linguistics. My main lecture back then did not give us a comprehensive explanation, so I had to seek my enlightenment elsewhere. There are various language classes with different career purposes, which are instructed by different lecturers at my university.  I contacted different lecturers and asked if they could allow me to attend their classes for some hours and almost all of them were happy to support me. I must say, thanks to this experience, I had a different impression on Linguistics and a different goal in pursuing higher education in this field. I hope to reach the level of my lecturers and even above so that one day I can bring the wonderful emotional experience I had with this field to learners of Linguistics. I fully understand that different lectures will have different approaches. However, having struggled through Linguistics and found the love for this major, I want to help create an environment where Linguistics seems more reachable and attractive to learners of English.  This is my goal, to spread the love and knowledge of Linguistics to students.

Linguistics, especially Syntax and Semantics, showed me the horizon that I have always been looking for. They gave me a more insightful view on how English sentences are constructed and with different variations in word orders lead to different layers of meaning. All of these small, delicate yet impactful changes bring about the beauty of English. I came to understand and love these aspects of English in my second year in university. When I was young watching some teenage drama on the classic Disney Channel, I noticed there is a difference in the meaning of these two following sentences “I don’t really love you” and “I really don’t love you” Yet, I cannot find a way to scientifically explain the difference until I studied Syntax and the “legendary tree structure” as my lecture put it. With just a few changes to the orders of words, we can create totally different meanings. That moment of realization left a great impact on me and I was so absorbed in it that I enjoyed Analyzing Sentences: An introduction to English Syntax by Noel Burton-Roberts in my free time. 

    Chi tiết liên hệ:
    Công ty Tư vấn du học & Học bổng Minh Hoàng An

    Tp.HCM:
    Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Hữu Nguyên, 1446 - 1448 Đường 3/2, P.2, Q.11
    Điện thoại: (028) 6652 6200
    Hotline: 0905 605 601 | 0916 685 601

    Đà Nẵng:
    72 Dương Thị Xuân Quý, P. Mỹ An, Q. Ngũ Hành Sơn
    Hotline: 0905 605 601 | 0916 685 601

    Email: [email protected]
    Website: www.minhhoangan.edu.vn
    Website: www.duhocdailoan.net.vn

    Điền thông tin để nhận được cuộc gọi tư vấn sớm nhất từ Minh Hoàng An





    Leave a Reply

    Your email address will not be published.

    *
    *